Hầu hết các doanh nghiệp đều xem mục tiêu bán hàng là bán được càng nhiều sản phẩm/ dịch vụ càng tốt. Tuy nhiên, đây chưa phải là cách xây dựng mục tiêu bán hàng hiệu quả nhất.

Cũng giống như việc bạn nói rằng mục tiêu của kỳ nghỉ hè là “vui chơi”. Nhưng “vui chơi” là gì? Là dành cả ngày để bơi lội, leo núi hay thưởng thức ẩm thực? Tương tự như vậy, trong bán hàng, bạn cần phải xác định rõ “cách thức” để đạt được mục tiêu.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mục tiêu bán hàng là gì?, các loại mục tiêu bán hàng, 5 ví dụ minh họa và cách xây dựng mục tiêu bán hàng hiệu quả thông qua 6 bước cụ thể. Chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn cách đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sẵn sàng cùng Giải Pháp Web tăng doanh số bán hàng nhé!

1. Xây dựng mục tiêu bán hàng là gì?

Xây dựng mục tiêu bán hàng là quá trình xác định những kết quả cụ thể, có thể đo lường được mà đội ngũ bán hàng của bạn cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Những mục tiêu này thường được ghi lại trong kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

Mục tiêu bán hàng có thể là:

  • Tăng trưởng doanh thu 20% mỗi năm
  • Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi 5% trong quý II
  • Nâng cao tỷ lệ giữ chân khách hàng 8% vào năm 2024
Xây dựng mục tiêu bán hàng
Xây dựng mục tiêu bán hàng là quá trình xác định những kết quả cụ thể

Mục tiêu bán hàng giúp đội ngũ bán hàng có hướng đi rõ ràng, từ đó chuyển đổi chúng thành các hành động cụ thể và có thể đo lường được các kết quả triển khai trong kinh doanh. Và khi đạt được những mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hiệu quả.

5 Loại mục Tiêu khi xây dựng mục tiêu bán hàng

Trong quá trình xây dựng mục tiêu bán hàng, có nhiều loại mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp cần xem xét. Dưới đây là 5 loại mục tiêu bán hàng phổ biến:

1. Mục tiêu bán hàng hàng năm

Mục tiêu hàng năm giúp bạn xây dựng lộ trình xuyên suốt trong kinh doanh của công ty, từ xây dựng mục tiêu bán hàng cá nhân đến các mục tiêu chuyên nghiệp.

Những mục tiêu này có thể bao gồm:

  • Doanh thu bạn muốn đạt được trong năm nay
  • Số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ bạn muốn bán ra
Xây dựng mục tiêu bán hàng
Mục tiêu bán hàng hàng năm

Tất cả mọi người, từ ban lãnh đạo đến các nhà đầu tư, sẽ quan tâm đến mục tiêu hàng năm vì mục tiêu này đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của công ty.

2. Mục tiêu bán hàng cho đội ngũ

Đội ngũ bán hàng của bạn không nên chỉ tập trung vào mục tiêu bán hàng hàng năm, vì những mục tiêu đó có thể mất nhiều thời gian để đạt được. Bạn không muốn làm mất động lực của đội ngũ với tiến độ chậm chạp, đúng không?

Thay vào đó, xây dựng mục tiêu bán hàng cho đội ngũ nên là mục tiêu hàng tuần, hàng quý hoặc hàng tháng. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu bán hàng tháng là bán được 500 triệu đồng doanh số trong tháng 8.

Xây dựng mục tiêu bán hàng
Mục tiêu bán hàng cho đội ngũ

3. Mục tiêu bán hàng cá nhân

Bạn có để ý rằng có người khi ra biển thì da rám nắng, có người thì không, và có người thậm chí bị cháy nắng? Nhân viên bán hàng cũng giống như vậy. Một số nhân viên bán hàng xuất sắc khi họ tập trung vào một ngành cụ thể, một số khác có thể làm tốt ở mọi lĩnh vực, và cũng có những người mà hiệu suất làm việc chỉ ở mức trung bình.

Xây dựng mục tiêu bán hàng
Mục tiêu bán hàng cá nhân

 Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu và tỷ lệ thành công khác nhau, bạn cần lập kế hoạch và xây dựng mục tiêu bán hàng cá nhân cho từng nhân viên bán hàng.

4. Mục tiêu hoạt động cá nhân

Mỗi nhân viên bán hàng cần đặt ra mục tiêu hoạt động để kiểm soát các mục tiêu lớn hơn của mình. Mục tiêu hoạt động đo lường những gì nhân viên cần làm để đạt được các mục tiêu bán hàng rộng hơn.

Bạn có thể đo lường mục tiêu hoạt động thông qua số lượng:

  • Email gửi đi
  • Cuộc gọi bán hàng thực hiện
  • Cuộc hẹn được đặt mỗi tuần
  • Báo giá gửi cho khách hàng,…
Xây dựng mục tiêu bán hàng
Mục tiêu hoạt động cá nhân

5. Mục tiêu thử thách (Stretch Goals)

Đôi khi, nhân viên bán hàng hoặc đội ngũ của bạn sẽ vượt qua các mục tiêu bán hàng đã đề ra. Hãy đưa ra các mục tiêu thử thách cho nhân viên bán hàng. Mục tiêu thử thách là những mục tiêu được đặt cao hơn mức mong đợi để khuyến khích nhân viên nỗ lực hơn nữa.

Xây dựng mục tiêu bán hàng
Mục tiêu thử thách (Stretch Goals)

Nếu nhân viên của bạn đạt được các mục tiêu thử thách này, bạn có thể thưởng cho họ.

Xem thêm:

[Hướng dẫn chi tiết] Xây dựng hệ thống marketing online 2024!

Quy trình tư vấn khách hàng: 4 bước để dự án thành công

8 Cách Chào Hàng Hiệu Quả Cho Sale Mới

6 Bước cụ thể để xây dựng mục tiêu bán hàng hiệu quả

Bây giờ bạn đã nắm được 5 loại mục tiêu bán hàng, hãy bắt đầu xây dựng mục tiêu bán hàng với 6 bước cụ thể sau:

Bước 1: Quyết định loại mục tiêu bán hàng

Mục tiêu doanh thu hàng năm? Mục tiêu cá nhân hàng quý? Hay mục tiêu tạo khách hàng tiềm năng hàng tháng?

Là một giám đốc bán hàng hay quản lý, bạn phải thiết lập mục tiêu bán hàng phù hợp dựa trên mục tiêu kinh doanh của mình.

Xây dựng mục tiêu bán hàng
Bước 1: Quyết định loại mục tiêu bán hàng

Ví dụ, để đo lường sự thành công của công ty, bạn có thể đặt ra mục tiêu doanh thu.Nhưng nếu bạn muốn cải thiện hiệu suất, việc nhắm đến tỷ lệ mà đội ngũ bán hàng của bạn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng có thể hợp lý hơn.

Điểm mấu chốt là bạn nên kết nối mọi mục tiêu bán hàng với mục tiêu kinh doanh của mình.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu bán hàng của bạn theo SMART

Mục tiêu bán hàng SMART là:

  • Cụ thể (Specific): Đặt ra mục tiêu rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được.
  • Đo lường được (Measurable): Đảm bảo mục tiêu có thể đo lường để bạn có thể theo dõi tiến độ trong báo cáo bán hàng.
  • Khả thi (Achievable): Đặt mục tiêu thực tế và nhận viên bạn có thể đạt được, nhưng vẫn đảm bảo đủ độ thử thách cho đội ngũ của bạn.
  • Liên quan (Relevant): Mục tiêu bán hàng của bạn nên phù hợp với mọi mục tiêu của doanh nghiệp, đội ngũ và cá nhân.
  • Thời hạn cụ thể (Time-based): Đặt thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sử dụng những yếu tố này như một danh sách kiểm tra để biến mọi mục tiêu thành mục tiêu SMART và đưa doanh nghiệp của bạn tiến tới thành công.

Xây dựng mục tiêu bán hàng
Bước 2: Xây dựng mục tiêu bán hàng của bạn theo SMART

Bước 3: Xây dựng mục tiêu thử thách (Stretch Goal)

Bây giờ, bạn có thể tập trung vào các mục tiêu thử thách thêm cho đội ngũ bán hàng của mình.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng các mục tiêu này không quá khó nhưng cũng không quá dễ dàng. Khi bạn đặt mục tiêu, hãy xem xét dữ liệu bán hàng đã có và đánh giá khả năng nhân viên của bạn đạt được mục tiêu đó. Quá trình xem xét sẽ giúp bạn cân bằng giữa việc tạo thách thức nhưng vẫn khả thi để nhân viên có thể thực hiện.

Xây dựng mục tiêu bán hàng
Bước 3: Xây dựng mục tiêu thử thách (Stretch Goal)

Bước 4: Xác định các phần thưởng khích lệ

Trong kinh doanh, việc sử dụng phần thưởng để khích lệ nhân viên là điều rất phổ biến.

Nhưng làm thế nào để bạn thiết kế một hệ thống phần thưởng hiệu quả?

Xây dựng mục tiêu bán hàng
Bước 4: Xác định các phần thưởng khích lệ

Hãy bắt đầu bằng cách tham khảo ý kiến của nhân viên bán hàng hoặc đội ngũ của bạn về quy tắc, loại phần thưởng và các khía cạnh khác của chương trình khen thưởng. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra một hệ thống phù hợp với tất cả mọi người.

Và hãy nhớ rằng, nhân viên bán hàng đạt được mục tiêu thử thách nên nhận được phần thưởng lớn hơn so với người chỉ đạt được mục tiêu bán hàng cá nhân thông thường.

Bước 5: Làm rõ mục tiêu với đội ngũ của bạn

Điều gì khiến nhân viên dễ bị mất động lực nhất? Đó là khi ngay từ đầu họ không biết lý do tại sao phải đạt được mục tiêu!

Vì vậy, hãy trao đổi và xây dựng mục tiêu bán hàng rõ ràng với đội ngũ của bạn để họ hiểu những mong đợi của công ty.

Xây dựng mục tiêu bán hàng
Bước 5: Làm rõ mục tiêu với đội ngũ của bạn

Ví dụ, nếu bạn muốn nhân viên của mình tập trung vào việc tạo khách hàng tiềm năng, bạn cần cho họ biết lý do tại sao điều đó lại quan trọng. Có thể vì nó sẽ giúp tăng doanh thu, mở rộng công ty hoặc họ sẽ nhận được phần thưởng,…

Khi hiểu rõ lý do, các nhân viên bán hàng sẽ có động lực hơn để đạt được mục tiêu bán hàng của mình!

Bước 6: Thiết lập hệ thống theo dõi xây dựng mục tiêu bán hàng

Bạn cần theo dõi được tiến độ của mọi nhân viên bán hàng trong công ty để quản lý và xây dựng mục tiêu bán hàng cho phù hợp. Sử dụng các mẫu thiết lập mục tiêu để theo dõi tiến độ của đội ngũ.

Các hệ thống theo dõi sẽ cho bạn biết bạn đang ở đâu và cập nhật liệu công ty có đang đi đúng hướng kinh doanh hay không. Việc xây dựng mục tiêu bán hàng mà không theo dõi tiến độ cũng giống như đi trên con đường mà không có bản đồ – bạn không biết mình đang ở đâu và cần đi về hướng nào.

Xây dựng mục tiêu bán hàng
Bước 6: Thiết lập hệ thống theo dõi xây dựng mục tiêu bán hàng

Theo dõi và xây dựng mục tiêu bán hàng với thiết kế website chuyên nghiệp

Xây dựng mục tiêu bán hàng trên website là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong thời đại số hóa. Một website được tối ưu không chỉ giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn mà còn cung cấp dữ liệu quan trọng để phân tích hiệu suất kinh doanh.

Giải Pháp Web hiểu rõ tầm quan trọng của việc này và cung cấp các giải pháp thiết kế website chuẩn SEO, hosting chất lượng và dịch vụ SEO website chuyên nghiệp. Chúng tôi giúp bạn dễ dàng xây dựng mục tiêu bán hàng hiệu quả thông qua việc tích hợp các công cụ phân tích và theo dõi tiên tiến. Các giải pháp trong website cho phép bạn nắm bắt hành vi người dùng, đo lường hiệu suất và điều chỉnh chiến lược để đạt được mục tiêu bán hàng mong muốn.

Xây dựng mục tiêu bán hàng
Theo dõi và xây dựng mục tiêu bán hàng với thiết kế website chuyên nghiệp

Tham khảo Bảng giá thiết kế website tại Giải Pháp Web.

Hãy để Giải Pháp Web đồng hành cùng bạn trong việc tối ưu hóa website, nâng cao thứ hạng trên Google và biến những mục tiêu kinh doanh thành hiện thực.

Bình luận