Mô hình kinh doanh khởi nghiệp quyết định cách doanh nghiệp bạn tạo ra doanh thu. Trước hết, bạn sẽ bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ? Dịch vụ đó là sử dụng một lần hay khách hàng cần đăng ký theo tháng (hoặc năm), hay một mô hình kinh doanh sản xuất? Đây là những lựa chọn quan trọng bạn cần đưa ra khi xây dựng giải pháp và tìm kiếm mô hình khởi nghiệp phù hợp.

Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc khi quyết định mô hình kinh doanh khởi nghiệp:

  • Doanh thu tiềm năng
  • Chi phí
  • Thị trường mục tiêu
  • Ngân sách của khách hàng
  • Tính bền vững
  • Khả năng mở rộng
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Các phương án thay thế
  • Công nghệ

Đừng lo lắng nếu bạn chưa có câu trả lời cho những lựa chọn trên! Xác định các hình thức kinh doanh là một quá trình, và Giải Pháp Web ở đây để giúp bạn bắt đầu đúng hướng. Bài viết này sẽ giới thiệu các mô hình kinh doanh khởi nghiệp phổ biến nhất, các ví dụ về mô hình kinh doanh và cách chọn mô hình khởi nghiệp phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp là gì?

Về cơ bản, mô hình kinh doanh khởi nghiệp giải thích cách thức doanh nghiệp của bạn hoạt động và tạo ra doanh thu – đồng thời cũng tính đến cơ cấu chi phí.

  • Bạn sẽ bán sản phẩm online?
  • Nguồn thu của bạn sẽ đến từ đâu?
  • Bạn sẽ có một nguồn thu duy nhất hay nhiều nguồn thu khác nhau?
  • Khách hàng có cần trả phí đăng ký hàng tháng cho dịch vụ của bạn không?
  • Ứng dụng của bạn có phiên bản miễn phí và trả phí không?
  • Bạn có kiếm tiền từ quảng cáo không?
  • Bạn muốn bán hàng thông qua bên thứ ba hay trực tiếp đến người tiêu dùng?

Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ quyết định mô hình kinh doanh nào phù hợp với doanh nghiệp startup của bạn.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
Mô hình kinh doanh khởi nghiệp giải thích cách thức doanh nghiệp của bạn hoạt động và tạo ra doanh thu

Tránh lựa chọn mô hình kinh doanh khi bạn chưa hiểu rõ về thị trường mục tiêu và giải pháp độc đáo của sản phẩm, dịch vụ. Nếu bạn “nhắm mắt làm liều” theo một mô hình khởi nghiệp có sẵn, bạn có thể bỏ lỡ những các thông tin quan trọng, làm doanh nghiệp bạn đi sai hướng. Hãy nhớ rằng,một mô hình kinh doanh khởi nghiệp không phải là chiến lược cam kết chắc chắn cho sự thành công – đây chỉ là một khuôn mẫu để bạn phát triển kinh doanh.

Xem thêm:

6 bước triển khai những chiến lược kinh doanh hiệu quả 2024

6 Giải pháp tăng doanh thu trong doanh nghiệp – Chia sẻ chi tiết!

Giải Pháp Lưu Trữ Dữ Liệu Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ 

12 Mô hình kinh doanh khởi nghiệp phổ biến

Giải Pháp Web đã tổng hợp danh sách các mô hình kinh doanh khởi nghiệp phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Hãy sử dụng những mô hình kinh doanh này như một khuôn mẫu để vận hành doanh nghiệp startup của bạn, nhưng đừng “rập khuôn” 100%. Hãy chọn lọc những phần thích hợp và loại bỏ những phần không phù hợp với doanh nghiệp bạn. 

1. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp Freemium

Mô hình Freemium cho phép người dùng truy cập ứng dụng hoặc dịch vụ cơ bản “miễn phí” trước khi thuyết phục họ nâng cấp lên phiên bản “cao cấp” để mở khóa các tính năng nâng cao (thường là các tính năng cần thiết). 

Bạn có thể dễ dàng nhận ra mô hình kinh doanh này thông qua các công cụ và phần mềm online mà công ty bạn đang sử dụng. Các tính năng cơ bản (được xài miễn phí) hoạt động như một sản phẩm độc lập, nhưng giao diện người dùng (UI) liên tục “nhắc nhở” người dùng cần nâng cấp để được sử dụng nhiều tính năng hơn.

Việc nâng cấp có thể yêu cầu đăng ký hàng tháng hoặc thanh toán một lần. Ví dụ, Canva cho phép người dùng nâng cấp lên gói Canva Pro với giá 150.000 vnđ/tháng hoặc 1.300.000 vnđ/năm để truy cập toàn bộ thư viện hình ảnh, font chữ, template và các tính năng thiết kế cao cấp.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
Mô hình kinh doanh khởi nghiệp Freemium

Ví dụ về mô hình kinh doanh Freemium:

  • Google Drive
  • Trello
  • Zoom
  • Canva
  • KiotViet

2. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp theo thuê bao (Subscription)

Mô hình Subscription yêu cầu người dùng trả phí đăng ký hàng tháng (hoặc hàng năm) để truy cập sản phẩm và dịch vụ của bạn. Một số doanh nghiệp kết hợp mô hình Freemium và Subscription để “nhử mồi” và “giữ chân” khách hàng, trong khi những doanh nghiệp khác chọn cách “cao cấp” hơn bằng cách không cung cấp lựa chọn miễn phí.

Bí quyết của mô hình kinh doanh theo thuê bao là cung cấp giá trị liên tục. Bạn không thể chỉ “câu” được khách hàng trong một tháng rồi để họ “bỏ chạy” vào tháng tiếp theo – bạn cần phải giữ cho khách hàng luôn hài lòng và tiếp tục trả tiền cho dịch vụ của bạn.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
Mô hình kinh doanh khởi nghiệp theo thuê bao (Subscription)

Ví dụ về mô hình kinh doanh Subscription:

  • Netflix
  • HelloFresh
  • Stitch Fix
  • Strava
  • Amazon Prime

3. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp trả tiền theo mức sử dụng (Pay-as-you-go)

Mô hình kinh doanh Pay-as-you-go cho phép người dùng trả tiền dựa trên mức tiêu thụ của họ. Bạn có thể hình dung hóa đơn tiền điện, nước của mình như một mô hình Pay-as-you-go – bạn càng sử dụng nhiều, càng phải trả nhiều tiền.

Với mô hình kinh doanh này, người tiêu dùng chỉ trả tiền cho những gì họ nhận được, trao đổi giá trị lấy giá trị.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
Mô hình kinh doanh khởi nghiệp trả tiền theo mức sử dụng (Pay-as-you-go)

Ví dụ về mô hình kinh doanh Pay-as-you-go:

  • DigitalOcean
  • Twilio
  • Amazon Web Service (AWS)
  • Audible
  • Stripe

4. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp dựa trên quảng cáo (Ad-based)

Mô hình kinh doanh Ad-based cung cấp dịch vụ miễn phí để đổi lấy lượt xem quảng cáo. Người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm miễn phí bao nhiêu tùy thích, nhưng càng sử dụng nhiều, họ càng thấy nhiều quảng cáo (điều này có lợi cho cả hai bên).

Mô hình kinh doanh này hoạt động hiệu quả với các dịch vụ mà khách hàng có thể không sẵn sàng trả tiền để sử dụng, nhưng họ sẽ vui vẻ xem quảng cáo. Các doanh nghiệp thu thập dữ liệu hành vi về khách hàng và cung cấp cho các nhà quảng cáo để họ tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu hơn.

Nhà quảng cáo càng hiệu quả, bạn càng kiếm được nhiều tiền – và vòng lặp kinh doanh cứ thế tiếp diễn.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
Mô hình kinh doanh khởi nghiệp dựa trên quảng cáo (Ad-based)

Ví dụ về mô hình kinh doanh Ad-based:

  • Hulu
  • Instagram
  • TikTok
  • Google Search
  • YouTube

5. Mô hình kinh doanh giao dịch (Transactional)

Mô hình Transactional thường thấy ở các website thương mại điện tử và các cửa hàng truyền thống. Khách hàng mua các mặt hàng hoặc dịch vụ cụ thể ứng với từng chi phí.

Mô hình kinh doanh giao dịch có lẽ là một trong những mô hình kinh doanh khởi nghiệp phổ biến nhất (và dễ áp dụng nhất). Doanh nghiệp của bạn mua (hoặc sản xuất) hàng hóa với giá chiết khấu hoặc giá sỉ và bán lại cho người mua với giá cao hơn.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
5. Mô hình kinh doanh giao dịch (Transactional)

Ví dụ về mô hình kinh doanh Transactional:

  • Apple
  • Nike
  • Wendy’s
  • Walmart
  • Ford

6. Mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer)

Mô hình kinh doanh Direct-to-consumer (D2C) loại bỏ trung gian và bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Mô hình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và không phải chia sẻ lợi nhuận khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki hoặc các cửa hàng bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop.

Mô hình kinh doanh D2C hoạt động hiệu quả khi bạn đã có sẵn một lượng khách hàng nhất định, nhưng sẽ khá khó khăn nếu bắt đầu từ con số 0. Việc xây dựng nhận diện thương hiệu và tạo dựng cơ sở khách hàng ban đầu có thể gặp nhiều thử thách, đặc biệt là khi người mua tiềm năng khó tìm thấy sản phẩm của bạn.

Nhiều doanh nghiệp kết hợp cả sàn thương mại điện tử và D2C để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của họ. Ví dụ như Juno – thương hiệu giày dép nữ tại Việt Nam. Bạn có thể mua sản phẩm của Juno trên các sàn thương mại điện tử, nhưng bạn cũng có thể mua toàn bộ bộ sưu tập của họ từ website chính thức của Juno.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
6. Mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer)

Ví dụ về mô hình kinh doanh Direct-to-consumer:

  • Casper
  • Warby Parker
  • Teva
  • Everlane
  • The Honest Company

7. Mô hình kinh doanh sàn giao dịch (Marketplace)

Mô hình Marketplace hoạt động như một nền tảng kết nối người bán và người mua. Thông thường, các startup hoạt động theo mô hình kinh doanh này không bán hàng hóa của riêng họ – tuy nhiên, Amazon là một ví dụ về mô hình kinh doanh sàn giao dịch cũng sản xuất và bán sản phẩm của riêng họ.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
7. Mô hình kinh doanh sàn giao dịch (Marketplace)

Ví dụ về mô hình kinh doanh Marketplace:

  • Amazon
  • Upwork
  • Fiverr
  • eBay
  • Etsy

8. Mô hình kinh doanh “dao cạo và lưỡi dao” (Razor and blade)

Mô hình Razor and blade bán một mặt hàng “mồi” với giá thấp (hoặc lỗ) nhưng thu lợi nhuận từ các phụ kiện và sản phẩm bổ sung. Mô hình này được phổ biến bởi các công ty dao cạo râu nam, bán dao cạo giá rẻ nhưng yêu cầu bạn mua lưỡi dao thay thế bù vào. Một ví dụ khác là một số công ty máy chơi game console. Sony bán máy chơi game Playstation của họ với giá lỗ, nhưng họ thu lợi nhuận từ các dịch vụ mua trò chơi online của họ.

Mô hình kinh doanh này phù hợp với những khách hàng có ngân sách eo hẹp, đây là một cách “dùng thử” giá rẻ – và nếu họ thích sản phẩm, họ thường trở thành khách hàng lâu dài.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
8. Mô hình kinh doanh “dao cạo và lưỡi dao” (Razor and blade)

Ví dụ về mô hình kinh doanh Razor and blade:

  • Harry’s
  • Keurig K-cup pods
  • Nintendo
  • Amazon Kindle

9. Mô hình kinh doanh nhãn hiệu riêng (Private label)

Mô hình kinh doanh Private label (hoặc nhãn trắng) tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua nhà cung cấp bên thứ ba nhưng bán chúng dưới tên thương hiệu của riêng mình. 

Mô hình này rất phổ biến đối với các sản phẩm được bán trên Amazon. Hầu hết các sản phẩm trông giống hệt nhau – chúng chỉ có sự khác biệt nhỏ về thương hiệu. Đối với nhiều sản phẩm, chúng có thể được sản xuất từ một nhà sản xuất, nhưng khác về thương hiệu.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
9. Mô hình kinh doanh nhãn hiệu riêng (Private label)

Ví dụ về mô hình kinh doanh Private label:

  • Mỹ phẩm
  • Sản phẩm giấy
  • Thực phẩm chức năng
  • Sản phẩm tẩy rửa
  • Thực phẩm đông lạnh
  • Đồ ăn nhẹ

10. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại (Franchise)

Mô hình kinh doanh Franchise là các doanh nghiệp hoạt động bằng cách sử dụng thương hiệu và sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu của công ty mẹ nhượng quyền. Mô hình này khá dễ dàng để bắt đầu kinh doanh, vì bạn không cần phải lo lắng nhiều về việc quảng cáo hay tạo ra sản phẩm mới. Hơn nữa, thương hiệu đã có sẵn một lượng khách hàng trung thành, sẵn sàng ủng hộ bạn.

Bạn sẽ phải trả phí nhượng quyền để hoạt động theo mô hình kinh doanh này, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn. Tuy nhiên, nếu có giải pháp nhượng quyền để giải quyết vấn đề này, thì việc mở một cửa hàng nhượng quyền thường dễ dàng hơn là cố gắng giới thiệu giải pháp tương tự (dưới một thương hiệu hoàn toàn mới) ra thị trường.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
10. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại (Franchise)

Ví dụ về mô hình kinh doanh Franchise:

  • Subway
  • 7-Eleven
  • Great Clips
  • Ace Hardware
  • The UPS Store
  • Anytime Fitness
  • Nothing Bundt Cakes

11. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp Dropshipping

Mô hình Dropshipping là khi doanh nghiệp startup của bạn bán hàng online nhưng không nhập hay lưu trữ hàng. Với mô hình này bạn không phải lo lắng về việc lưu trữ hàng hóa trong cửa hàng hoặc kho – và cũng không phải lo lắng về phí lưu kho hoặc sản phẩm bị hết hạn.

Thay vào đó, bạn chỉ cần bán và tiếp thị sản phẩm, trong khi nhà cung cấp dropshipping bên thứ ba sẽ lo tất cả việc lưu trữ hàng tồn kho, vận chuyển, trả lại hàng và dịch vụ khách hàng. Đây là một mô hình khởi nghiệp với chi phí đầu tư thấp, đặc biệt nếu bạn có một nhóm nhỏ nhưng muốn mở rộng quy mô khách hàng.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
11. Mô hình kinh doanh Dropshipping

Ví dụ về các nhà cung cấp dropshipping:

  • AliExpress
  • Wholesale Central
  • Sunrise Wholesale
  • Spocket
  • Printful

12. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp tiếp thị liên kết (Affiliate)

Với mô hình Affiliate, bạn không bán hoặc sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng mình. Thay vào đó, bạn được trả tiền để giới thiệu hàng hóa của các doanh nghiệp khác. Khi khách hàng sử dụng liên kết (hoặc mã giảm giá) của bạn để mua hàng, bạn sẽ được trả một tỷ lệ phần trăm (hoặc hoa hồng) trên doanh số bán hàng.

Mô hình kinh doanh Affiliate phổ biến với những người có ảnh hưởng, blogger, giáo viên và huấn luyện viên. Những cá nhân này thường không có doanh nghiệp riêng, nhưng họ kiếm tiền bằng cách giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ đáng tin cậy.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
12. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp tiếp thị liên kết (Affiliate)

Ví dụ về mô hình kinh doanh Affiliate:

  • Smart Passive Income Blog
  • Nerdwallet
  • The Wirecutter
  • Finder
  • The Points Guy
  • Skyscanner

Tham khảo thêm video về 7 mô hình kinh doanh đang hot hiện nay

Cách chọn mô hình kinh doanh khởi nghiệp phù hợp

Không có mô hình nào là hoàn hảo cho mọi doanh nghiệp! Mỗi mô hình sẽ phù hợp với một số ngành nghề và nhóm khách hàng nhất định. Giống như xu hướng thời trang vậy, có những mô hình từng rất thịnh hành trước đây, nhưng giờ đã lỗi thời, trong khi có những mô hình mới đang dần lên ngôi.

Đừng vội vàng chọn mô hình kinh doanh ngay từ đầu, thay vào đó hãy nhìn vào “nỗi đau” của khách hàng và những giải pháp bạn có thể cung cấp. Sau khi đã xác định được giải pháp, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về mô hình kinh doanh khởi nghiệp để giúp doanh nghiệp startup của bạn có khả năng mở rộng và sinh lời.

Hãy tham khảo mô hình kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực bạn đang hướng tới:

  • Bạn nên “học hỏi” theo thành công của họ, hay bạn có thể tìm ra một hướng đi riêng biệt với mô hình kinh doanh khác mà khách hàng của bạn sẽ yêu thích hơn?
  • Hãy thực hiện nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thêm về thị trường của bạn. Bạn có thể tìm thấy một ý tưởng kinh doanh giải quyết tốt hơn nhu cầu của họ.
Mô hình kinh doanh khởi nghiệp
Cách chọn mô hình kinh doanh khởi nghiệp phù hợp

Việc lựa chọn mô hình kinh doanh khởi nghiệp phù hợp là bước đệm quan trọng trên con đường chinh phục thành công. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các mô hình kinh doanh khởi nghiệp phổ biến và có cái nhìn tổng quan để lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho doanh nghiệp startup của mình.

Bên cạnh việc lựa chọn mô hình kinh doanh, đừng quên rằng một website chuyên nghiệp và hiệu quả cũng đóng vai trò then chốt trong việc thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu. Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác thiết kế website uy tín, đừng ngần ngại liên hệ với Giải Pháp Web. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và dịch vụ tận tâm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những website chuẩn SEO, giao diện đẹp mắt và tốc độ tải trang nhanh chóng, góp phần tạo nên thành công cho startup của bạn. 

Tham khảo bảng giá thiết kế website tại Giải Pháp Web và các dịch vụ thiết kế website giá rẻ tại đây:

Dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Dịch vụ thiết kế website cho doanh nghiệp

Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp

Dịch vụ thiết kế Landing Page

Bình luận
KM giảm giá 10% còn
Anh chị có nhu cầu Thiết kế Website ... đẹp, chuyên nghiệp!
Đừng ngần ngại --> Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá tốt nhất! - Khuyến mại: giảm giá 10 - 15% từ 1 - 31/01/2025 / 0708 245 789

Gửi yêu cầu tư vấn 24/7